Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ khi mang thai có dấu hiệu gì?

Trẻ em cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ: Người không uống rượu cũng có thể mắc bệnh

4 cách ngăn ngừa gan nhiễm mỡ ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Các nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc gan nhiễm mỡ cấp tính ở phụ nữ mang thai có thể kể đến: Các bà mẹ lớn tuổi, mang đa thai (sinh đôi, sinh ba,…), tiền sản giật, mẹ bầu từng bị gan nhiễm mỡ cấp tính trong lần mang thai trước,…

Yếu tố di truyền và rối loạn trao đổi chất cũng là các nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ ở những phụ nữ có đột biến gene. Đột biến gene làm thiếu hụt một số enzyme quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình oxy hóa các acid béo trong cơ thể. Các chuỗi acid béo không được xử lý, tích tụ lại trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nguy cơ này có thể tăng cao 18 lần ở những bà mẹ mang thai có đột biến gene.

Di truyền là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ gan nhiễm mỡ thai kỳ

Các triệu chứng

Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ có các triệu chứng như: Buồn nôn, chán ăn, đau bụng, ứ dịch trong ổ bụng, vàng da,… Ngoài ra, tình trạng suy thận và một số rối loạn tâm thần cũng được nhận thấy ở 60% các ca bệnh. Khoảng một nửa số bệnh nhân cũng có dấu hiệu tiền sản giật (tăng huyết áp thai kỳ), protein trong nước tiểu và cơ thể trữ nước nghiêm trọng.

Tăng huyết áp thai kỳ có thể là một triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Nếu xét nghiệm máu, phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mớ cấp tính có thể xuất hiện nồng độ cao các enzyme trong gan và các sắc tố vàng da. Ngoài ra, một số triệu chứng như đường huyết thấp, nồng độ amoniac trong máu cao và máu khó đông cũng có thể xuất hiện.

Biện pháp điều trị

Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ là một căn bệnh nghiêm trọng, yêu cầu theo dõi liên tục tình trạng của cả mẹ và thai nhi. Rất có thể mẹ sẽ phải sinh non để dừng sự tích tụ acid béo trong gan. Điều này cũng là cần thiết cho trẻ vì bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ ở mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Có khoảng 75% trẻ sinh non (trung bình ở tuần 34 của thai kỳ) do mẹ bị mắc gan nhiễm mỡ cấp tính. Những trẻ này cần được kiểm tra quá trình oxy hóa chất béo sớm để có thể điều trị giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong nếu trẻ bị ảnh hưởng từ bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính từ mẹ.

Hầu hết các bà mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ sẽ bắt đầu cải thiện tình trạng bệnh trong vòng 48 – 72 giờ sau khi sinh. Chức năng gan sẽ có thể trở lại bình thường trong vòng 1 tuần sau sinh nhưng có khi cũng mất tới vài tháng. Những trường hợp nặng hơn có thể sẽ cần cấy ghép gan.

Đa số phụ nữ đều sẽ hồi phục sau khi sinh, tuy nhiên vẫn có khoảng 7 – 18% các ca tử vong do suy gan, suy thận, xuất huyết sau sinh, viêm tụy, suy hô hấp và đột quỵ.

Tái phát gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ là khá hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở những người có đột biến gene. Những đối tượng này cần được giám sát khả năng di truyền bệnh từ mẹ sang thai nhi.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Liverdoctor)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa